Nguyên Hà Food

0

Ý NGHĨA CỦA NHỮNG MÓN ĂN TRONG MÙA GIÁNG SINH

Ý NGHĨA CỦA NHỮNG MÓN ĂN TRONG MÙA GIÁNG SINH

Mùa Giáng sinh đang đến gần, đường phố cũng đã bắt đầu nhộn nhịp trang trí đủ màu sắc sinh động. Mọi người cũng đang tất bật chuẩn bị những món ăn đầy ý nghĩa mang đến may mắn và hạnh phúc cho gia đình. Còn bạn thì sao?

Hãy cùng Nguyenhafood – công ty thực phẩm sạch tìm hiểu ý nghĩa của những món ăn trong mùa lễ giáng sinh này nhé!!!!

1. Bánh khúc cây

Nói đến Giáng sinh thì chúng ta không thể quên món bánh khúc cây đặc biệt chỉ dành riêng cho dịp lễ đầy sắc màu này. Bánh có nguồn gốc từ Pháp với tên gọi “chính chủ” là Bûche de Noël, có ý nghĩa “khúc cây lễ Giáng sinh".

theo tục lệ vào đêm trước Noel, người phương Tây thường vào rừng chặt một khúc cây lớn và đem về nhà làm lễ dâng rượu. Khúc cây được đặt trên lò sưởi, rắc thêm ít dầu, muối, rượu nóng và mọi người bắt đầu nghi thức cầu nguyện. Tương truyền rằng, tiếng lửa kêu tách tách và bột than từ khúc cây đã cháy này sẽ bảo vệ ngôi nhà khỏi thiên tai và sự xâm nhập của ma quỷ. 

Ngoài ra đây còn là loại bánh mang ý nghĩa đón chào sự trở lại của thần mặt trời, đón chào ánh sáng mới, năm mới và những niềm vui mới. Nhiều người quan niệm rằng trong ngày lễ Giáng sinh nếu bánh khúc cây không được chuẩn bị thì gia đình sẽ gặp nhiều điềm gở. Vì thế hầu hết mỗi gia đình theo đạo đều chuẩn bị loại bánh đặc biệt này.

keo-mua giang-sinh-1

2. Kẹo chiếc gậy và nghĩa nghĩa thú vị của nó

Từ rất lâu, kẹo cây gậy đã trở thành món ăn không thể thiếu trong lễ Giáng sinh. Thuở ban đầu cây kẹo này có hình dáng thẳng và chỉ có màu trắng. Sau này kẹo được thêm những vằn đỏ, vị bạc hà và được uốn cong 1 đầu thành hình cây gậy như hiện nay.

Nếu lật ngược cây gậy theo bảng chữ cái tiếng anh, bạn sẽ thấy cây kẹo có hình chữ J, đó là chữ cái đầu tiên của tên chúa Jesus. Màu trắng muốt của kẹo biểu hiện cho sự xuất hiện của Đức Mẹ Đồng Trinh, sự trong trắng vô tội của Chúa. 

Độ cứng của kẹo biểu trưng cho ý chí sắt đá, nền tảng vững chắc của nhà thờ và lời hứa cao cả của Chúa. Những sọc nhỏ màu đỏ tượng trưng cho những giọt máu đau đớn mà Ðức Chúa phải chịu đựng trước khi ngài chết trên cây Thánh giá.

Chính vì vậy mà kẹo cây gậy Giáng sinh xuất hiện như một biểu tượng thiêng liêng, đồng thời giúp con người hướng đến cuộc sống thánh thiện, tốt đẹp hơn mỗi khi được thưởng thức, thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Jesus. 

mon-an-mua-giang-sinh-1

3. Gà Tây quay

Vậy có bạn đã từng đặt câu hỏi, vì sao người ta ăn gà tây trong đêm Giáng sinh?

Gà tây đã trở thành món ăn rất nổi tiếng, đặc biệt khi nó được nhà văn Anh Charles Dickens đưa vào tác phẩm kinh điển A Christmas Carol của ông được xuất bản năm 1843, tác phẩm được yêu thích trên khắp nước Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. Một số nhà sử học tin rằng gà tây như một món quà của Scrooge dành tặng cho gia đình nhà Cratchit và nó đã được đăt vào giữa bàn tiệc cả ở những gia đình khá giả hay nghèo khó . Gà tây gợi đến một hình ảnh no đủ, cầu mong một năm mới ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra người ta còn coi gà tây như một linh vật xua ta đen đuổi, đem đến may mắn cho gia đình.

ga-tay-dem-giang-sinh

4. Bánh gừng

Có rất nhiều tài liệu ghi chép các nguồn gốc khác nhau của bánh quy gừng. Theo đó, từ thời Hy Lạp cổ đại đã bắt đầu xuất hiện bánh quy gừng và người Ai Cập đã sử dụng nó cho các mục đích nghi lễ. Và trôi theo dòng thời gian đến thế kỷ 11, gingerbread “có mặt” ở châu Âu khi đoàn quân viễn chinh lấy cắp được công thức làm bánh từ Trung Đông, mang về cho đầu bếp của họ sử dụng. Cũng từ đó loại bánh này trở nên được ưa thích ở giới trung và thượng lưu bấy giờ.

mon-gia-y-nghia-mua-giang-sinh

Người ta tin rằng những mẻ bánh gừng đầu tiên tại Châu Âu ra lò vào khoảng cuối thế kỉ 11, khi quân viễn chinh từ Trung Đông trở về mang theo những phiên bản bánh cay – vốn khá lạ lẫm với ẩm thực Châu Âu chỉ quen với  bánh vị ngọt. Sự lan truyền của bánh gừng trong văn hóa Châu Âu trung cổ còn gắn liền với các nhân vật tôn giáo như những vị tu sĩ Armenia, hay thánh Gregory Makar. Họ là những người đã truyền bá bánh gừng và dạy các môn đồ của mình làm loại bánh này. 

Nhận thấy hương vị nồng nàn của gừng rất hợp với không khí mùa đông, chính các tu sĩ cũng tăng cường “quảng bá” công thức bánh này vào những dịp lễ hội quan trọng trong năm như Giáng Sinh chẳng hạn. Dần dà, bánh gừng đã trở thành món ăn quen thuộc với người phương Tây mỗi dịp đông về. 

Chúc bạn và đình có một mùa giáng sinh ấp áp.

Xem thêm: KHÁM PHÁ BÍ MẬT ẨM THỰC GIÁNG SINH CỦA CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY

 

 

Bình luận

Scroll