Nguyên Hà Food

0

Đầu Năm Biếu Quà Thực Phẩm – Nguyên Năm Cả Nhà Ấm No!

 

ĐẦU NĂM BIẾU QUÀ THỰC PHẨM – NGUYÊN NĂM CẢ NHÀ ẤM NO!

thuc-pham-tet-nguyen-ha-food (1)

 

※Cung Chúc Tân Xuân Phước Vĩnh Cửu

※Chúc Trong Gia Quyến Được An Khương

※Tân Niên Lai Đáo Đa Phú Quý

※Xuân Đến An Khương Vạn Thọ Tường

__2021 Phat Tai - Phat loc__

 

 

 

Thử Ăn Bắp Giò Heo / Món Ăn Ngày Tết / Nguyên Hà Food

Nguồn: Youtube - Nguyên Hà Food


 

Tết có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt và vì sao ta thường chúc nhau những lời tốt đẹp cũng như biếu quà đầu năm? Hãy cùng Nguyên Hà Food tìm hiểu ngay tại đây nhé!

Kèm theo đó đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu Combo quà Tết Phú Quý cực kỳ độc đáo đến từ Nguyên Hà Food ngay tại cuối bài viết cả nhé nhen!

 

Những hoạt động thường niên ngày Tết

 

Ba ngày Tân niên

"Ngày mồng Một tháng Giêng" là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha.

"Ngày mồng Hai tháng Giêng" là ngày có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, người ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu.

"Ngày mồng Ba tháng Giêng" là ngày sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mồng Ba Tết thầy. Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới.

Đối với cộng đồng người Công giáo Việt Nam, ba ngày đầu năm họ thường tham dự thánh lễ ở nhà thờ với ý cầu nguyện cho từng ngày: mồng Một cầu nguyện bình an cho năm mới, mồng Hai cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ nếu còn sống và tưởng nhớ nếu đã qua đời, mồng Ba cầu nguyện thánh hóa cho công ăn, việc làm trong năm mới được tốt đẹp.

 

Ba ngày tân niên

 

Xông đất

Xông đất (hay đạp đất, mở hàng) là tục lệ đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một "khai trương" một năm mới. Họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng 5 đến 10 phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.

 

Cách chọn tuổi xông đất:

  • Tuổi Giáp hạp với Kỷ mà kỵ với Canh – Mậu.
  • Tuổi Ất hạp với Canh mà kỵ với Tân – Kỷ.
  • Tuổi Bính hạp với Tân mà kỵ với Nhâm – Canh.
  • Tuổi Đinh hạp với Nhâm mà kỵ với Quý – Tân.
  • Tuổi Mậu hạp với Quý mà kỵ với Giáp – Nhâm.
  • Tuổi Kỷ hạp với Giáp mà kỵ với Ất – Quý.
  • Tuổi Canh hạp với Ất mà kỵ với Bính – Giáp.
  • Tuổi Tân hạp với Bính mà kỵ với Đinh – Ất.
  • Tuổi Nhâm hạp với Đinh mà kỵ với Mậu – Bính.
  • Tuổi Quý hạp với Mậu mà kỵ với Kỷ – Đinh.

 

Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa, chỉ có hai cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuổi hợp tuổi với chủ nhà.

 

xong-dat-356842

Xông đất

 

Xuất hành và hái lộc

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần... Tại miền Bắc, nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.

Tuy nhiên việc hái lộc ngày nay đã có những quan niệm trái chiều so với trước đó là:

Việc hái lộc không nên vì có thể có những cành lộc có "vong" (linh hồn) bám theo. Khi chúng ta hái lộc về vô tình sẽ mang "vong" về theo, nếu "vong" tốt thì không sao nhưng nếu "vong" xấu thì có thể làm cho nhà cửa chúng ta không may mắn. Đây là vấn đề mang tinh duy tâm, tuy nhiên nó cũng có cái lý của nó.

Tiếp theo việc hái lộc đôi khi làm ảnh hưởng đến cây xanh cảnh quan đô thị vì tâm lý mọi người đều muốn đem thật nhiều lộc về nhà cầu may, do vậy đã không ít trường hợp làm hỏng hết cây cối gây ảnh hưởng đến môi trường.

Cuối cùng việc hái lộc đôi khi dẫn đến xô xát do việc tranh cướp hoặc hái "trộm" lộc trong các cơ quan nhạy cảm như Ngân hàng chẳng hạn.

Những việc làm này không biết có mang lại may mắn không nhưng nó phản ánh mặt xấu của văn hóa ứng xử của những người trong cuộc.

Vào những ngày đầu năm, khi mặt trời mọc, người ta đi ra khỏi nhà xem chiều gió thổi và có thể đoán được năm mới hên hay xui chẳng hạn:

  • Gió Nam: chỉ đại hạn;
  • Gió Tây: chỉ cướp bóc loạn lạc;
  • Gió Tây Nam: chỉ bệnh dịch tả;
  • Gió Bắc: chỉ được mùa vừa phải;
  • Gió Tây Bắc: chỉ được mùa đỗ, đậu;
  • Gió Đông: chỉ có lụt lớn.

 

xuat-hanh-va-hai-loc-579317

Xuất hành và hái lộc

 

Chúc Tết

Ngày Tết cổ truyền của người Việt luôn là ngày Tết đặc trưng nhất, vui nhất và được mọi người mong chờ nhiều nhất. Đó là ngày gia đình cùng nhau sum họp là dịp để mọi người trao nhau những câu chúc, những món quà Tết ý nghĩa.

Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là tăng thêm một tuổi).

 

chuc-tet-579318

Chúc tết

 

Tục thăm viếng

Thăm viếng họ hàng là để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng. Lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công... Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau tai qua nạn khỏi hay của đi thay người nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

Đến thăm những người hàng xóm của mình và những gia đình sống gần với gia đình mình, chúc họ những câu tốt lành đầu năm mới. Những chuyến thăm hỏi này giúp gắn kết mọi người với nhau, xóa hết những khúc mắc của năm cũ, vui vẻ đón chào năm mới. Đến thăm những người bạn bè, đồng nghiệp và những người thân thiết với mình để chúc họ những câu tốt lành, giúp tình cảm bạn bè gần gũi hơn.

 

tuc-tham-vieng-579320

Tục thăm viếng

 

Mừng tuổi - Lì xì

Lì xì: người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay "hồng bao", gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu, vì ma sẽ sợ giấy màu đỏ.

Theo truyền thuyết: Ngày xưa có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa khiến trẻ con giật mình khóc thét lên. Hôm sau đứa trẻ nhức đầu, sốt cao, làm cho bố mẹ không dám ngủ, phải thức canh phòng yêu quái. Có một cặp vợ chồng nọ mới sinh được một mụn con trai kháu khỉnh. Tết năm đó, có 8 vị tiên dạo qua, biết trước cậu bé sẽ gặp nạn liền hóa thành 8 đồng tiền ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại và đặt lên gối con rồi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện định làm hại đứa trẻ thì từ chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực, khiến nó khiếp vía bỏ chạy. Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là "Tiền mở hàng". Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.

 

mung-tuoi-li-xi-579323

Mừng tuồi và lì xì

 

Hóa vàng

Ngày mồng 4 tháng Giêng theo lịch cổ là ngày con nước. Trong ngày này, người Việt làm lễ cúng tổ tiên đã về ăn Tết với con cháu và đốt nhiều vàng mã để tiền nhân về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm, đặng phù hộ độ trì cho con cháu hậu thế làm ăn phát đạt. Tại nhiều vùng ở Đồng bằng Bắc Bộ, người Việt có tục hát chèo đò đưa tổ tiên trở lại thế giới bên kia.

Tục hóa vàng ngày mồng 4 hoặc mồng 5, không ít gia đình vẫn theo truyền thống cũ: làm cơm, đốt vàng mã gửi người thân khuất bóng lời cầu nguyện một năm mới nhiều may mắn. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới vô hình bên kia sống gần với dương gian. Vào ngày mồng 4 và mồng 5 tháng Giêng, người ta kiêng xuất hành vì đây là ngày không tốt.

 

hoa-vang-579324

Hóa vàng

 

Khai hạ

Cây nêu ngày Tết sẽ được dựng từ 23 tháng Chạp, được hạ xuống vào ngày mùng 7 Tết Nguyên Đán. Cây nêu còn có ý nghĩa trừ ma quỷ, không cho ma quỷ tới quấy phá gia đình, ăn Tết thật bình an. Các gia đình chuẩn bị mâm cơm cúng, giọt dầu, rượu, nhang, hoa, hoa quả, đĩa gạo, đĩa muối, tiền vàng, sớ để làm lễ tạ. Bày biện đầy đủ và hoàn chỉnh lễ vật cúng ở ngoài trời. Gia chủ tiến hành thắp hương, khấn vái xin phép các cụ trong nhà trước, sau đó mới tiến hành làm lễ ở ngoài trời. Lễ khai hạ mang trong mình cội nguồn văn hóa và tâm lý dân tộc.

Ngày lễ khai hạ là một trong những ngày lễ đặc biệt thể hiện lòng biết ơn của người Việt đối với trời, Phật, thần linh và gia tiên. Ngày mồng 7 tháng Giêng (cũng có thể là mồng 6 tháng Giêng) là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết. Trong ngày này, người Việt làm lễ hạ Cây nêu, gọi là lễ Khai hạ, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc làm ăn trong năm mới từ ngày mồng 8 hoặc mồng 9 tháng Giêng.

 

khai-ha-579325

Khai hạ

 

Nguồn: toplist.vn

 

 

Những món quà Tết ý nghĩa

Đặc biệt trong ngày Tết, một món quà ý nghĩa biếu đầu năm khi thăm viếng cũng chính là nét văn hóa đặc trưng lâu đời. Dù là món quà nhỏ hay lớn đều có ý nghĩa riêng mà thân chủ muốn gửi gắm đến người nhận. Vì vậy, ta có rất nhiều cách cũng như nhiều loại quà để tặng như danh sách dưới đây cả nhà có thể tham khảo:

 

  • Cây cảnh trang trí
  • Sản phẩm chăm sóc sức khỏe
  • Tranh treo tường
  • Đồ gia dụng
  • Dụng cụ thể thao, thẻ spa
  • Chuyến du lịch
  • Thiệp chúc Tết
  • Câu đối
  • Rượu ngoại
  • Quần áo mới và các loại phụ kiện
  • Hoa lan mạ vàng
  • Quà công nghệ
  • Mỹ phẩm
  • Vật phẩm phong thủy để bàn
  • Giỏ quà Tết với những món ăn đặc sản <= Click xem danh sách giỏ quà Tết tại Nguyên Hà Food

 

combo-tet-phu-quy-nguyen-ha-food-2

Giỏ quà Tết với những món ăn đặc sản

 

Nguồn: toplist.vn

 

 

Biếu Quà Tết Thực Phẩm Với Combo Khủy Heo Xông Khói & Chân Giò Heo Xông Khói Đặc Biệt Kèm Sốt Thousand Island Kewpie 210ml!

 

Vì sao nên chọn giỏ quà thực phẩm để biếu Tết?

Một giỏ quà với đầy thực phẩm không chỉ thể hiện được sự tinh tế của người tặng mà còn mang nhiều ý nghĩa cực kỳ hay ho khác. Giỏ quà thực phẩm như một sự đóng góp cho mâm cổ ngày Tết, giúp gia đình có những bữa ăn ngon miệng thông qua đó mà có những giây phút sum vầy vui vẻ và chan hòa hơn. Hơn nữa, món quà này còn rất phù hợp để tặng rất nhiều nhóm người từ khách hàng, đối tác đến những người thân yêu bên cạnh ta.

Đặc biệt, theo quan niệm người Việt, nhận món gì đầu năm ắt cả năm sẽ được hưởng món đó. Vì vậy, tặng một giỏ quà đầy thực phẩm cũng là mang đến lộc ăn cả năm ấm no đến với gia chủ - một món quà nhỏ mà mang đến ý nghĩa cực kỳ tinh tế.

 

Chi tiết giỏ quà Tết Nguyên Hà Food có gì?

 

thuc-pham-ngay-tet-nguyen-ha-food-2

Món quà Tết độc đáo chỉ có tại Nguyên Hà Food

 

Năm nay, Nguyên Hà Food sẽ mang đến quý khách combo Tết cực kỳ độc đáo đó là một set gồm: 

  • Khủy Heo Xông Khói – Smoked Pork Knuckle (450 – 520g/Khối)
  • Chân Giò Heo Xông Khói Đặc Biệt – Smoked Pork Feed Special (450 – 520g/Khối)
  • Nước Xốt Thousand Island Kewpie 210ml

 

Khủy Heo Xông Khói – Smoked Pork Knuckle (450 – 520g/Khối)

 

  • Nước sản xuất: Việt Nam
  • Hãng sản xuất: Công Ty Nipponham Việt Nam
  • Qui cách: 450 – 520g/Khối
  • Thành phần: Thịt bắp giò heo (>80%), đường dextrose, muối ăn, đường lactrose.
  • Hạn sử dụng: 2 tháng kể từ ngày sản xuất
  • Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ 0-3 độ C
  • Cách sử dụng: Có thể thái nhỏ ăn liền, nếu có thời gian có thể nướng với hương vị sẽ ngon hơn. Chấm với xốt mayonnaise, tương ớt, xốt phô mai cay thì cảm giác không còn gì bằng, cái giòn giòn của lớp da, vị ngọt của thịt, độ chua chua cay cay của xốt làm cho thực khách không thể cưỡng nỗi.

 

khuy-heo-xong-khoi-nipponham-nguyen-ha-food-1

Khủy Heo Xông Khói – Smoked Pork Knuckle (450 – 520g/Khối)

 

Đây là phần thịt ở đùi lợn được cắt bỏ phần móng giò. Đây cũng là một trong những phần thịt ngon được nhiều người thích, có nhiều thớ bắp thịt cuộn lại với nhau. Có thể bạn chưa biết, chân giò heo rất giàu canxi, sắt và vitamin nên thường được sử dụng để hầm, nấu những món ngon tốt cho sức khỏe. Một trong những món ăn được nhiều người yêu thích nhất là món chân giò xông khói không xương.

Qui trình để làm món ăn này hết sức công phu và đòi hỏi cần được phải có kĩ thuật nấu nướng đủ tốt để làm nên món bắp giò heo xông khói không xương hoàn hảo nhất. Các bạn thử tưởng tượng xem khi cắt ra từng miếng thịt bắp giò và ăn kèm với chút dưa chua thì tuyệt biết mấy! Đây là một trong những món ăn phù hợp với các dịp lễ Tết khi mọi người trong gia đình quay quần bên măm cơm và thưởng thức nhâm nhi món bắp giò xông khói này với chút nước xốt phô mai cay nồng.

 

Bắp Giò Heo Nấu Không Xương – Recook Pork Knuckle (450 – 520g/Khối)

 

 

  • Nước sản xuất: Việt Nam
  • Hãng sản xuất: Công ty NipponHam Việt Nam.
  • Hạn sử dụng: 3 tháng kể từ ngày sản xuất
  • Bảo quản: Trữ đông ở nhiệt độ - 18 độ C.
  • Cách sử dụng: Món ăn ngon từ bắp giò heo nấu là món bắp giò heo muối chiên giòn. Lớp da giòn giòn đem lại cảm giác ngon miệng cho người thưởng thức. Ăn kèm với dưa góp hoặc kim chi để đỡ ngán nha.

 

 

 

bap-gio-heo-nau-nipponham-nguyen-ha-food-1

Bắp Giò Heo Nấu Không Xương - Recook Pork Knuckle (450 – 520g/Khối)

 

Bắp giò heo nấu không xương chiên giòn là món ăn rất được ưa thích và thường chỉ được bán ở các quán ăn, nhà hàng.

Giò heo pha muối và nước ngâm giò heo ngập trong nước muối để vào tủ mát một ngày. Lấy giò heo ra hấp vừa chín (khoảng 70 – 80%). Cho giò heo vào lò sấy 70 độ C trong 15 phút để da heo khô. Dùng mạch nha pha với nước cốt chanh và nửa chén nước phết lên giò heo nhiều lần, rồi đem giò heo đi xông khói.

 

 

Nước Xốt Thousand Island Kewpie 210ml

 

  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hãng sản xuất: Kewpie
  • Qui cách: 210ml/chai
  • Thành phần: Dầu đậu nành, nước, đường, giấm, cà chua cô đặc, muối iôt, đồ chua, hành tây sấy, lòng đỏ trứng gà, nước mắm, xốt shokudouyou worcestershire, chiết xuất men, bột hành tây, chất điều vị (631,627), chất làm dày(415), bột tỏi, gia vị hỗn hợp, ngò tây sấy, bột tiêu đen, chất tạo ngọt tự nhiên (960), chất chống oxy hóa (385), chiết xuất  hạt mù tạt.
  • Hạn sử dụng: 1 năm kể từ ngày sản xuất
  • Bảo quản: Lắc kỹ trước khi dùng, đậy nắp chặt và giữ lạnh sau khi dùng, sử dụng trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, không làm đông lạnh.

 

xot-thousand-island-kewpie-nguyen-ha-food

Nước Xốt Thousand Island Kewpie 210ml

 

Sự lựa chọn tuyệt vời cho các món salad và hải sản: Nước Xốt Thousand Island - Dressing Thousand Island.

Đây là sự kết hợp hài hòa giữa 2 vị chua ngọt đặc trưng của cà chua, rau củ ngâm chua ngọt, vị béo và các gia vị thảo mộc. Đây là loại sốt chua ngọt kiểu Mỹ nhưng theo khẩu vị của người Việt Nam.

Nước xốt Thousand Island- Dressing Thousand Island không chỉ tuyệt vời cho các món salad mà còn phù hợp cho mọi món ăn đặc biệt là hải sản, đồ nướng và làm gia vị nếm cho cơm chiên.

 

Đặc biệt, khi combo Tết Phú Quý quý khách còn có cơ hội sở hữu giỏ quà đựng thực phẩm mini cực kỳ xinh và dễ thương! Tuy nhiên, số lượng giỏ quà có hạn vì vậy cả nhà nhanh tay order ngay kẻo lỡ! 

 

gio-qua-nguyen-ha-food

Giỏ quà tặng kèm khi mua combo thực phẩm Tết

 

 

Đặt mua giỏ quà Tết Phú Quý – Nguyên Hà Food

 

Để đặt mua combo giỏ quà Tết Phú Qúy – Nguyên Hà Food:

 

Cả nhà click chọn TẠI ĐÂY để đặt trực tiếp tại website.

Hoặc click NHẮN TIN để được tư vấn và mua hàng trực tiếp. 

Hoặc gọi ngay Hotline 0902.819.653 để được tư vấn qua điện thoại. 

 

gio-qua-tet-phu-quy-nguyen-ha-food

Giỏ quà Tết Phú Quý – Nguyên Hà Food.

 

qua tang tet thuc pham nguyen ha food

CLICK TẠI ĐÂY ĐỂ XEM THÊM DANH SÁCH THỰC PHẨM MÙA TẾT

 

Tác giả: Tố Uyên (Nguyên Hà Food Kingmeat)

 

 

 

Bình luận

Scroll