Nguyên Hà Food

0

Những Sự Thật Về Khoai Tây Không Phải Ai Cũng Biết 

Khoai tây là một nguyên liệu linh hoạt và phổ biến trong ẩm thực toàn cầu. Nó có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, từ món ăn vặt như khoai tây chiên, khoai tây viên chiên phô mai, đến các món chính như khoai tây nướng trứng và pizza khoai tây. 

Gợi ý: XEM NGAY CÁC SẢN PHẨM VÀ QUY CÁCH KHOAI CẮT KHÁC NHAU TẠI NGUYÊN HÀ FOOD 

Nhưng sự thật về loại củ này không phải ai cũng biết hôm nay Nguyên Hà Food sẽ cùng mọi người tìm hiểu tất tần tật về loại khoai tây này nhé !!

 

Quê Hương Củ Khoai Tây

Khoai tây, với tên khoa học là Solanum tuberosum L., xuất xứ từ Andes, Nam Mỹ, đã được người Tây Ban Nha mang về châu  u trong thế kỷ 16 sau khi nhầm lẫn củ khoai với quả độc. 

Sau khi nhận ra củ khoai là thực phẩm, nó nhanh chóng trở nên phổ biến ở châu  u và được gọi là “pap-pa”. 

Khoai tây được giới thiệu ở Việt Nam vào năm 1890 và được gọi là “khoai tây” do ảnh hưởng từ người Pháp. Nhà văn Phan Khôi sau đó đã đề xuất đổi tên thành “khoai nhạc ngựa” vào khoảng năm 1956 - 1957 để tránh từ “tây”.


Lợi Ích To Lớn Của Khoai Tây Mang Lại

Khoai tây có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa và cung cấp các vitamin và khoáng chất có lợi như vitamin C, B6 và kali. Khoai tây cũng có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa và kiểm soát đường huyết. 

Tuy nhiên, cách chế biến khoai tây cũng ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của chúng. Ví dụ, khoai tây chiên có nhiều calo và chất béo hơn so với khoai tây nướng.


 Hiện nay, trên khắp thế giới, từ khoai tây người ta đã chế biến ra hàng trăm món ăn khác nhau, thơm ngon, rẻ tiền, rất bổ dưỡng. Trong củ khoai tây có 2% protein bao gồm cả lysine (một axit amin thường không có trong protein thực vật) nên phối hợp tốt với ngũ cốc.
 
Trong protein khoai tây còn có một số axit amin tự do và các chất kiềm purin. Giá trị sinh học của khoai tây tương đối cao lên tới 75% (theo phương pháp Mitchell). 

Chất đường hấp thu chậm trong khoai tây đem lại cảm giác no và cung cấp năng lượng trong một thời gian dài. Chất kali có nhiều trong khoai tây giúp cho các vận động viên TDTT tăng sức mạnh cơ bắp.


Gợi ý: XEM NGAY CÁC SẢN PHẨM VÀ QUY CÁCH KHOAI CẮT KHÁC NHAU TẠI NGUYÊN HÀ FOOD 

 

Người ta đã tính khoảng hơn 200g khoai tây nướng cả vỏ cung cấp 844 mg kali (gấp đôi 1 quả chuối), 28% khẩu phần sắt hằng ngày, 43% khẩu phần vitamin C, 35% khẩu phần vitamin B6 và nhiều chất khác như niacin, thiamin, folat... 

 

Những Độc Hại Cần Biết Nếu Không Sử Dụng Khoai Tây Đúng Cách

Khoai tây là một thực phẩm phổ biến trong bếp ăn của nhiều gia đình. Chúng có giá trị dinh dưỡng cao và cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng cũng có những khía cạnh cần chú ý để đảm bảo an toàn sức khỏe.


Không ăn vỏ khoai tây: Trong vỏ khoai tây chứa một độc tố có tên là solanine. Nếu cơ thể hấp thụ một lượng lớn chất này, có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính. Vỏ khoai tây màu đỏ hoặc màu tím chứa nhiều solanine hơn so với vỏ màu vàng. Do đó, hãy luôn gọt bỏ vỏ khoai tây trước khi sử dụng.

 

Không ăn khoai tây đã để lâu: Khoai tây đã để lâu có thể bị mọc mầm. Trong mầm khoai tây cũng chứa solanine, gây ra các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, và thậm chí có thể gây tử vong.

Không ăn khoai tây để đông lạnh chưa qua chế biến: Khoai tây đông lạnh cũng có thể chứa solanine. Hãy chọn cẩn thận khi mua khoai tây, chọn củ vàng, rắn, chắc tay và vỏ trơn nhẵn.

Chú ý đến mầm khoai tây: Trong mầm khoai tây cũng có chứa solanine. Nếu ăn mầm khoai tây, có thể xuất hiện các triệu chứng như ngứa và nóng rát ở cổ họng, vùng bụng trên, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, và thậm chí tê liệt trung tâm hô hấp.

Nhớ luôn chú ý khi chế biến và sử dụng khoai tây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và người thân!

 


Khoai Tây Là Một Loại Thực Phẩm Phổ Biến

Khoai tây là một nguyên liệu linh hoạt và phổ biến trong ẩm thực toàn cầu. Nó có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, từ món ăn vặt như khoai tây chiên, khoai tây viên chiên phô mai, đến các món chính như khoai tây nướng trứng và pizza khoai tây. 

Khoai tây cũng là thành phần chính trong các món như gnocchi và bánh khoai tây korokke. Ngoài ra, khoai tây còn được sử dụng trong các món hấp, mứt, và thậm chí là chè. 

Đây là loại củ chứa tinh bột được trồng rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi, sau lúa, lúa mì và ngô.

Món ăn phổ biến nhất vẫn là khoai tây chiên có nhiều loại và hình dáng khác nhau bây giờ hãy thử tìm hiểu hình dáng và tên gọi của các dòng khoai tây chiên nhé !!!

 

Các Tên Gọi Khác Nhau LÀm Cho Khoai Tây Chiên Trở Nên Thú Vị Và Phổ Biến Toàn Cầu

Khoai tây chiên, một loại thực phẩm phổ biến trong nhiều bữa ăn gia đình, thật thú vị khi có nhiều tên gọi khác nhau trên khắp thế giới. Dưới đây là một số tên gọi làm cho khoai tây chiên phổ biến và độc đáo.

  • Dựa vào hình dáng
  • Dựa vào quốc gia 
  • Dựa vào quy cách cắt
  • Dựa vào mix cùng món ăn
  • Dựa vào tỷ lệ vàng trong ẩm thực 

Gợi ý: XEM NGAY CÁC SẢN PHẨM VÀ QUY CÁCH KHOAI CẮT KHÁC NHAU TẠI NGUYÊN HÀ FOOD 

 

Writing: huỳnh huy hòa

Bình luận

Scroll