Nguyên Hà Food

0

Thực Phẩm Halal Là Gì? | Nguồn Cung Thực Phẩm Halal Tại Nguyên Hà Food

Thực Phẩm Halal Là Gì? | Nguồn Cung Thực Phẩm Halal Tại Nguyên Hà Food

 

Mọi kiến thức về thực phẩm Halal, tiêu chuẩn và nguồn cung Halal foods, … Hãy cùng Nguyên Hà Food khám phá ngay nhé!

 

NHA PHAN PHOI THUC PHAM HALAL - HALAL FOOD DISTRIBUTORS - NGUYEN HA FOOD

Tìm nguồn cung thực phẩm Halal chất lượng? Liên hệ Nguyên Hà Food ngay tại đây!

 

Halal là gì?

Người theo đạo Hồi chỉ được ăn thịt Halal, tức là thịt được giết mổ theo nghi thức của đạo hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống. Thực phẩm cho người Hồi giáo phải đạt chứng nhận Halal.

Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là "hợp pháp" hoặc “được phép dùng”. Thuật ngữ này thường được dùng trong đời sống của người Hồi giáo để mô tả cái gì đó/ điều gì đó là được phép ăn/uống/ sử dụng hoặc thực hiện.

Đối lập với Halal là Haram, nghĩa là “trái luật” hoặc “bị cấm”. (Xem thêm Haram là gì tại bên dưới).

Sản phẩm Halal: là sản phẩm đó người Hồi giáo được phép ăn uống hoặc sử dụng và người Hồi giáo chỉ sử dụng các sản phẩm Halal.

Mushbooh có nghĩa là nghi ngờ. Đối với các sản phẩm không xác định được Halal hay Haram (đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm có qua sơ chế/chế biến/ bảo quản) thì người Hồi giáo sẽ không sử dụng.

 

CAC TO CHUC CAP CHUNG NHAN LOGO HALAL

Các biểu tượng logo Halal thường được tìm thấy trên các sản phẩm

Một số sản phẩm đặc biệt chắc chắn đạt tiêu chuẩn Halal

  • Thịt bò, cừu, gà.
  • Sữa (bò, cừu, lạc đà, dê)
  • Mật ong
  • Rau tươi hoặc hoa quả khô
  • Các loại hạt: động phộng, hạt điều, hạt phỉ, …
  • Các loại ngũ cốc: lúa mì, gạo, lúa mạch, …

 

CAC THUC PHAM DAT TIEU CHUAN HALAL BAN TAI NGUYEN HA FOOD

Tại Nguyên Hà Food, thực phẩm đạt tiêu chuẩn Halal luôn là lựa chọn hàng đầu. 

CLICK XEM NGAY MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐẠT TIÊU CHUẨN HALAL TẠI NGUYÊN HÀ FOOD

Chứng nhận Halal:

Chứng nhận HALAL là chương trình đánh giá theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm/dịch vụ có trách nhiệm. Đây là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan để xác nhận/ Công nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal. (Xem chi tiết về chứng nhận Halal tại bên dưới).

 

Haram là gì?

Đối lập với Halal là Haram, có nghĩa là bất hợp pháp, không được phép hoặc bị cấm. Các loại thực phẩm sau đây là Haram thường gặp:

+ Lợn (heo); Chó và tất cả các sản phẩm phụ của thịt lợn và / hoặc các dẫn xuất của chúng.

+ Các loài động vật trên cạn không được giết mổ theo nghi thức của người Hồi giáo (Bò, gà, Cừu...)

+ Các loài động vật lưỡng cư (Ếch, rắn, ...).

+ Động vật có răng nanh, móng vuốt (Gấu, Hổ, Báo, Mèo...) và chim săn mồi bằng chân (Đại bàng, Diều hâu...).

+ Động vật có nọc độc.

- Sản phẩm và/hoặc phụ phẩm từ các sinh vật biến đổi Gen (GMOs) mang gen Haram.

- Phụ gia có thành phần rượu, bia, hoặc sản phẩm phụ của ngành công nghiệp đồ uống chứa cồn.

Tất cả các sản phẩm sử dụng các nguyên liệu/ chất phụ trợ sản xuất từ thành phần HARAM (bị cấm) trong quá trình sản xuất sản phẩm đều không được CHỨNG NHẬN HALAL.

- Các nguyên liệu, phụ gia, hóa chất... có thành phầm không đảm bảo/không rõ tình trạng Halal cũng bị xem là Haram.

 

SU KHAC BIET GIUA HALAL  VA HARAM TRONG HOI GIAO

Halal và Haram là hai khái niệm trái ngược nhau.

 

Vì sao thị trường thực phẩm Halal dành cho hầu hết mọi người mà không chỉ riêng người đạo Hồi?

 

Ngoài các yêu cầu chứng minh thành phần sản phẩm không có thành phần bị cấm (Haram) qua các quy trình đánh giá của tỏ chức chứng nhận cũng như việc áp dụng Hệ thống đảm bảo tình trạng Halal trong suốt quá trình sản xuất thì dưới đây là những yêu càu dặc biệt quan trọng trong đánh giá Halal:

 

Vì sao thịt Halal lại cực kỳ ngon và đáng thử?

Nguồn: Youtube – Eater

 

 

Quy trình chế biến thực phẩm

  • Thứ nhất, cần có sự tách biệt phù hợp về nhà xưởng giữa việc sản xuất sản phẩm Halal và không Halal trong suốt quá trình sản xuất.
  • Thứ hai, doanh nghiệp phải tuân thủ một hệ thống quản lý Halal, có thể thay thế bằng các hệ thống như ISO 9001, ISO 22000, HACCP,… Phát triển sản phẩm/lựa chọn nguyên liệu

 

Thực phẩm chế biến để cấp chứng nhận Halal phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Sản phẩm hoặc các thành phần của nó không chứa bất kỳ thành phần bị cấm (haram) bởi luật Shari’ah hoặc động vật không được giết mổ theo luật Shari’ah. Tất cả các nguyên liệu phải là Halal và phải có tài liệu xác minh tình trạng Halal của chúng, như giấy chứng nhận của các thành phần nguyên liệu, bản chi tiết phân tích nguyên liệu. Đối với thịt, gia cầm và động vật thì giấy chứng nhận Halal là bắt buộc, chứng chỉ Global GAP, HACCP hoặc ISO (nếu có).
  • Sản phẩm không chứa chất dơ bẩn được quy định bởi Shari’ah. Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích sản phẩm về mặt vật lý, hoá sinh để đảm bảo sản phẩm không có thành phần haram theo luật Shari’ah.
  • Sản phẩm hoặc các thành phần của nó phải an toàn và không có hại.
  • Trước khi doanh nghiệp thay đổi công thức sản phẩm hoặc quy trình sản xuất cần phải có sự chấp thuận bằng văn bản của tổ chức chứng nhận Halal. Doanh nghiệp phải lập danh sách các thành phần nguyên liệu và sơ đồ quá trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm.

 

Mua nguyên liệu/đánh giá lựa chọn nhà cung cấp

  • Doanh nghiệp phải lập kế hoạch đánh giá và lưu hồ sơ về việc lựa chọn các nhà cung ứng.
  • Có các thoả thuận bằng hợp đồng và các cam kết và ưu tiên lựa chọn những nhà cung cấp đã có chứng chỉ Halal.
  • Trong trường hợp không cho biết rõ nhà cung cấp, phải có một thư bảo lãnh đảm bảo nguyên liệu không phải là từ các nguồn không Halal.
  • Doanh nghiệp phải có các biện pháp sau nhằm đảm bảo sự tinh khiết và nguyên vẹn Halal đối với nguyên liệu đầu vào:
  • Không được để nguyên liệu trực tiếp lên mặt đất, trừ khi đã được bảo vệ khỏi sự nhiễm bẩn và hư hỏng.
  • Tất cả các xe giao hàng phải được kiểm tra sạch sẽ, kiểm soát nhiệt độ và làm sạch các tạp chất không Halal để tránh ô nhiễm.
  • Phải có hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập kho.
  • Đối với nguyên liệu ướp lạnh và đông lạnh phải ghi nhận nhiệt độ khi nhận hàng.

 

Khi lưu trữ nguyên liệu/thực phẩm sơ chế phải đảm bảo:

  • Sản phẩm lưu trữ phải được giữ sạch sẽ và tránh côn trùng gây hại. Phải có kế hoạch làm vệ sinh và kiểm soát địch hại.
  • Nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm phải được lưu giữ riêng.
  • Thực phẩm dễ hỏng phải được bảo quản tránh hư hỏng và sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Hàng phải được quản lí theo FIFO–FIFE (vào trước ra trước, vào sau ra sau).
  • Lắp đặt thiết bị giám sát nhiệt độ cho tất cả kho lạnh để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

 

Vệ sinh an toàn trong sản xuất.

  • Phải đảm bảo và phải có bằng chứng chứng minh khu vực sản xuất thực phẩm Halal tách biệt với khu vực sản xuất thực phẩm không Halal.
  • Thực hiện vệ sinh công nghiệp tại mọi công đoạn của quá trình sản xuất.
  • Không được sử dụng các thiết bị để chế biến thực phẩm Halal vào việc chế biến thực phẩm không Halal.
  • Áp dụng một hệ thống mã màu để phân biệt thiết bị, dụng cụ và bề mặt được sử dụng trong sản xuất  thực phẩm Halal và không Halal.
  • Có sự tách biệt tương đối giữa các nhân viên sản xuất sản phẩm Halal và không Halal.
  • Thiết bị, bề mặt sản xuất phải được vệ sinh đúng chương trình vệ sinh trước khi sử dụng;
  • Phải có khu vực rửa tay và khử trùng trước khi vào khu vực sản xuất.

 

Theo dõi sức khỏe và vệ sinh cá nhân 

  • Phải đảm bảo tất cả công nhân sản xuất thực phẩm và cán bộ quản lý được kiểm tra sức khỏe định kỳ và có hồ sơ theo dõi sức khỏe cho công nhân trực tiếp sản xuất.
  • Phải đảm bảo đào tạo và cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho công nhân viên, hồ sơ đào tạo phải được lưu giữ.
  • Phải đảm bảo tất cả các khách tham quan khu vực sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các quy định của công ty.

 

Đóng gói thành phẩm

  • Khu vực đóng gói phải sạch sẽ và tránh côn trùng gây hại. Phải có và phải giám sát lịch trình kiểm soát dịch hại và làm vệ sinh.
  • Phải đảm bảo tránh sử dụng các khu vực sản xuất ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
  • Phải có và phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo tất cả các thực phẩm chế biến luôn trong điều kiện vệ sinh thích hợp.
  • Tách biệt việc đóng gói và phân phối thực phẩm Halal và không Halal.
  • Phải lập kế hoạch, thực hiện tài liệu hóa quá trình và cung cấp hồ sơ để đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất.
  • Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng thực phẩm, triệu hồi và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
  • Tất cả các thực phẩm chế biến cần được một người chịu trách nhiệm (như KCS) kiểm tra chất lượng và nhiệt độ.
  • Tổ chức phải đảm bảo tất cả các hộp, thùng chứa và các loại xe được sử dụng để cung cấp các thực phẩm chế biến được giữ sạch sẽ và tiện nghi thích hợp.
  • Lắp đặt và hiệu chuẩn thường xuyên thiết bị giám sát nhiệt độ. Theo dõi nhiệt độ là điều cần thiết để đảm bảo sạch sẽ và duy trì chất lượng.

 

Ghi nhãn

  • Phải đảm bảo các vật liệu đóng gói không bị cấm theo quy định bởi luật Shari’ah và / hoặc nguy hại đến sức khỏe con người.
  • Phải đảm bảo bao bì phải được làm sạch trước khi sử dụng và không bị nhiễm chất bẩn.
  • Đảm bảo đầy đủ thông tin trên bao bì, tối thiểu là: 

(i)  Tên sản phẩm

(ii) Danh mục thành phần

(iii)  Trọng lượng tịnh và trọng lượng toàn bộ

(iv) Nguồn gốc xuất xứ (C/O)

(v)  Mã số lô hàng

(vi)  Ngày sản xuất và hướng dẫn bảo quản

(vii) Ngày hết hạn

(viii) Dấu Halal

(ix) Tên và địa chỉ của công ty.

  • Tổ chức phải đảm bảo rằng có một nhãn hiệu Halal được công nhận theo các yêu cầu Halal.

 

Truy xuất nguồn gốc

  • Doanh nghiệp phải thiết lập và áp dụng một hệ thống truy xuất nguồn gốc cho phép xác định các lô thực phẩm chế biến.
  • Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đảm bảo nhanh chóng xác định thành phần nguyên liệu đến từ các nhà cung cấp.
  • Duy trì hồ sơ truy xuất nguồn gốc theo quy định.

 

Vệ sinh

  • Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng chất bẩn (najs) được làm sạch theo quy định vệ sinh hiện có hoặc nghi lễ tẩy rửa theo tiêu chuẩn phù hợp.
  • Doanh nghiệp phải thiết lập một chương trình làm sạch toàn diện và đạt chuẩn theo HACCP, GMP, GHP.
  • Doanh nghiệp phải cung cấp hướng dẫn về phương pháp làm sạch cho các bộ phận liên quan.
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo hiểu rõ các hoá chất tẩy rửa dùng để làm sạch. Chúng phải được bảo quản riêng và dán nhãn.
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng việc xử lý thực phẩm bị nhiễm bẩn phù hợp với quy định trong nước và yêu cầu của luật Shari’ah. 

 

SU PHAT TRIEN CUA THI TRUONG THUC PHAM HALAL 2020 - 2028

Dự kiến sự tăng trường ngành thực phẩm & nước uống Halal từ 2020 – 2028

 

Theo ước tính của Inkwood Research, thị trường thực phẩm và đồ uống Halal toàn cầu dự kiến sẽ ghi nhận tốc độ CAGR là 6,05% về giá trị, trong giai đoạn dự kiến và sẽ đạt doanh thu 875,99 tỷ đô la vào năm 2028. Đối với nghiên cứu thị trường Năm 2019 được coi là năm cơ sở và giai đoạn dự báo là từ năm 2020 đến năm 2028.

 

Thị trường toàn cầu cho thực phẩm và đồ uống Halal được thúc đẩy bởi:

-Gia tăng dân số Hồi giáo;

-Nâng cao nhận thức của những người không theo đạo Hồi về thực phẩm Halal.

 

XEM THÊM BÁO CÁO CỦA INKWOODRESEARCH TẠI ĐÂY.

 

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Thị trường thực phẩm Halal: Cơ hội nào cho Việt Nam?

 

Như vậy, qua các yêu cầu trên thì sản phẩm Halal đáp ứng tất cả các tiêu chí về luật Hồi giáo cũng như về vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn cho người sử dụng. Tại Việt Nam đã có rất nhiều các sản phẩm Halal được chứng nhận, tuy nhiên chỉ có những người tieu dùng Hồi giáo mới quan tâm đặc biệt đên logo Halal trên sản phẩm, bởi có Logo Halal người Hồi giáo hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Còn người tiêu dùng không theo đạo Hồi thì ít quan tâm thậm chí không biết ý nghĩa của các logo trên sản phẩm.

 

Lợi ích và tầm quan trọng của giấy chứng nhận Halal

 

Tiềm năng thị trường Hồi giáo

Nguồn: Youtube – Halal Vietnam

 

 

Chứng nhận Halal do Văn Phòng Chứng nhận Halal (HCA Việt Nam) được công nhận quốc tế, vì vậy các sản phẩm sau khi được Chứng nhận Halal sẽ có được những lợi ích sau đây: 

  • Chứng nhận Halal đáp ứng yêu cầu khi xuất khẩu vào các quốc gia Hồi Giáo và khách hàng Hồi giáo.
  • Sản phẩm được chứng nhận Halal được người Hồi Giáo tin tưởng mua, sử dụng mà không phải do dự.
  • Tạo lòng tin cho người tiêu dùng, Được người tiêu dùng khắp nới trên thế giới lựa chọn vì đáp ứng cả các yêu cầu về kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Chứng nhận Halal của nguyên liệu là phương pháp chứng minh đơn giản và tin cậy và tiết kiệm thời nhất cho việc xem nhãn nguyên liệu đặc biệt là các nguyên liệu có nguồn gốc động vật.
  • Chứng nhận Halal giúp DN tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên liệu và sản phẩm Halal trên Thế giới.
  • Chứng nhận halal giúp Thuận lợi trong việc marketing, chào hàng và tiếp cận thị trường Hồi giáo với 1,8 tỷ người (chiếm 24 dân số thế giới)

 

LOI ICH CUA VIEC THUC PHAM DAT TIEU CHUAN HALAL

Có chứng nhận Halal để làm gì? - Ảnh: halal.vn

Điều kiện được giấy chứng nhận thực phẩm Halal

 

Điều kiện chung để sản phẩm của Tổ chức được chứng nhận Halal:

Trích: Yêu cầu chung cho chứng nhận Halal – halal.vn

 

1/ Nguyên liệu – Phụ gia – hóa chất:

  • Không sử dụng các nguyên liệu Haram (bị cấm theo luật Hồi Giáo):

+ Heo, chó hoặc dẫn xuất từ chúng - Pig, dog or its origin

+Các loại động vật sống trên cạn không được giết mổ theo nghi thức Hồi Giáo (zabihah)

+Đồ uống chứa cồn: bia, rượu (sake, mirin,..) (Chi tiết tham khảo tiêu chuẩn Halal)

  • Nguyên liệu - phụ gia - hóa chất có nguồn gốc từ thịt động vật (thịt, chất béo động vật, gelatine,..) bắt buộc phải có chứng chỉ Halal trong thời hạn hiệu lực và hợp lệ.
  • Nguyên liệu - phụ gia - hóa chất có chứng chỉ Halal thì chứng chỉ Halal phải được cấp phát từ các tổ chức đánh giá Halal được phê duyệt năng lực bởi JAKIM hoặc MUI hoặc GAC (GCC Accreditation Center); hoặc chứng nhận được cấp phát bởi JAKIM - Malysia, MUI – Indonesia.
  • Nguyên liệu- phụ gia – hóa chất không có chứng chỉ Halal cần kèm theo các tài liệu kĩ thuật (bao gồm thông tin về thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất, nguồn nguyên liệu thô).
  • Nguyên liệu phụ gia – hóa chất phải được liệt kê đầy đủ vào form QF03.01B (Danh sách nguyên liệu - phụ gia - hóa chất) 
  • Nguyên liệu chưa được xác định là Halal không được lưu kho chung với nguyên liệu Halal
  • Nguyên liệu chứa thành phần Haram (heo, chó, bia, rượu,..) phải không được lưu chung kho với nguyên liệu Halal

 

2/ Sản xuất 

a) Đăng kí địa điểm sản xuất

  • Khi tiến hành đăng kí chứng nhận cho 1 sản phẩm có nhãn hiệu cụ thể, công ty cần khai báo đầy đủ các địa chỉ sản xuất ra sản phẩm mang cùng thương hiệu đó (bao gồm chi nhánh, địa chỉ gia công) và sẽ phải thực hiện đánh giá tại tất cả các địa chỉ này.
  • Công ty cần khai báo tới HCA khi thực hiện gia công tại một trong các công đoạn sản xuất ra sản phẩm đăng kí chứng nhận.

 

b) Nhà xưởng & Sản xuất

  • Không sản xuất sản phẩm Halal và sản phẩm Haram trên chung 1 dây chuyền sản xuất.
  • Trong trường hợp sử dụng chung thiết bị để sản xuất sản phẩm đăng kí chứng nhận Halal và sản phẩm không đăng kí chứng nhận Halal thì nguyên liệu của sản phẩm không đăng kí chứng nhận Halal cũng phải đáp ứng yêu cầu giống sản phẩm đăng kí chứng nhận Halal.
  • Các thiết bị máy móc đã từng tiếp xúc/ sử dụng cho sản phẩm Haram (heo, chó) muốn chuyển đổi sang sử dụng cho sản phẩm Halal cần phải tẩy rửa theo nghi thức Hồi Giáo bằng đất tẩy và nước. Thủ tục tẩy rửa phải được giám sát bởi HCA. Dây chuyền sau khi được tẩy rửa chỉ được sử dụng cho sản phẩm Halal. Việc chuyển đổi lặp lại từ dây chuyền Haram sang Halal là không được phép.
  • Dây chuyển sản xuất Halal phải được thiết kế tách biệt trong suốt quá trình tiếp nhận, sơ chế, chế biến, lưu kho, vận chuyển.
  • Trong trường hợp công ty có sản xuất các sản phẩm liên quan đến động vật Haram (heo, chó…) hoặc những động vật trên cạn (bò, gà, dê,..) chưa có chứng nhận Halal hợp lệ trong khuôn viên của nhà máy đăng ký đánh giá chứng nhận Hala thì phải tách biệt hoàn toàn nhà xưởng sản xuất sản phẩm Halal với những sản phẩm này, và cần có các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ tránh nhiễm chéo giữa các sản phẩm này với các sản phẩm Halal.

 

3/ Thiết kế bao bì và dán nhãn 

  • Thiết kế bao bì, dấu hiệu, biểu tượng, logo, tên sản phẩm không sử dụng các hình ảnh minh họa là Haram hoặc hình ảnh dẫn đến hiểu nhầm/ đi ngược lại với nguyên tắc của luật Hồi Giáo. 
  • Tên sản phẩm đăng ký chứng nhận Halal phải:

+Tên của sản phẩm không được đặt tên trùng hoặc đồng nghĩa vơi sản phẩm không phải là Halal như: Hamburger, Bak Kut the, thịt lợn muối, rượu rumg và những loại khác có thể gây nhầm lẫn;

+Tên của sản phẩm không bao gồm tên của các ngày lễ không thuộc về Hồi giáo (ví dụ: Christmas, Valentine,..) hoặc kết hợp với các biểu tượng tôn giáo không phải của Hồi Giáo;  hoặc Không được mô phỏng các hình ảnh động vật được phân loại là Haram (lợn, heo, ếch, cá sấu,..) trong các sản phẩm mô phỏng hình con giống.

+Việc sử dụng logo/dấu chứng nhận Halal trên bao bì sản phẩm phải tuân thủ theo Quy định kiểm soát và sử dụng chứng chỉ Halal, dấu chứng nhận Halal PL05 Certification Mark PL05.

 

4/ Đào tạo 

  • Ban lãnh đạo phải đảm bảo các nhân sự có liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm Halal phải được đào tạo đầy đủ về tiêu chuẩn Halal; hiểu biết đầy đủ về nội dung cũng như áp dụng của các quy định Halal vào quá trình sản xuất.

 

5/ Hệ thống đảm bảo/ kiểm soát Halal

  • Ban lãnh đạo phải bổ nhiệm nhân sự và thành lập ban kiểm soát Halal nội bộ có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện hệ thống kiểm soát Halal.
  • Đối với các công ty có sản xuất sản phẩm liên quan đến thịt động vật trên cạn (heo, chó, bò, gà,..) hoặc bia, rượu trong phạm vị nhà máy xin chứng nhận Halal thì ban kiểm soát Halal phải bao gồm các nhân viên là người Hồi giáo và đảm bảo ít nhất 1 người giám sát/1 ca sản xuất.
  • Thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát Halal trong toàn bộ các hoạt động sản xuất Halal

 

6/ Lấy mẫu kiểm nghiệm

Việc lấy mẫu kiểm nghiệm có thể được yêu cầu bởi đoàn đánh giá khi các phát hiện đánh giá chỉ ra sản phẩm có nguy cơ chứa thịt heo hoặc hàm lượng ethanol trong thành phẩm cuối vượt quá yêu cầu (tham khảo quy định về giới hạn hàm lượng ethanol tồn dư trong thành phẩm cuối).

 

7/ Yêu cầu đặc biệt 

Dành cho các công ty sản xuất sản phẩm có liên quan đến thịt động vật trên cạn (heo, chó, bò, gà,...) mà những sản phẩm này chưa được chứng nhận Halal nhưng được sản xuất trong cùng nhà máy sản xuất các sản phẩm chứng nhận Halal.

  • Các thiết bị máy móc đã từng tiếp xúc/ sử dụng cho sản phẩm Haram muốn chuyển đổi sang sử dụng cho sản phẩm Halal cần phải tẩy rửa theo nghi thức Hồi Giáo bằng đất tẩy và nước. Thủ tục tẩy rửa phải được giám sát bởi HCA. Dây chuyền sau khi được tẩy rửa chỉ được sử dụng cho sản phẩm Halal. Việc chuyển đổi lặp lại từ dây chuyền Haram sang Halal là không được phép.
  • Dây chuyền sản xuất sản phẩm Halal và Haram phải được thiết kế tách biệt hoàn toàn về mặt không gian trong tất cả các công đoạn sơ chế, sản xuất, lưu kho, vận chuyển.
  • Có nhân sự là người Hồi giám thực hiện việc giám sát sự tách biệt giữa giữa dây chuyền Halal và Haram (1 người/ 1 ca sản xuất hoặc một nhân viên đảm bảo chất lương QA là người Hồi Giáo).
  • Doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo cho nhân viên liên quan đến hoạt động sản xuất Halal về tiêu chuẩn Halal, xây dựng hệ thống kiểm soát Halal trong nhà máy trước khi tiến hành đánh giá hiện trường.
  • Lấy mẫu kiểm nghiệm ADN động vật trên cạn nếu được đoàn đánh giá yêu cầu.

 

Các tổ chức chứng nhận Halal được công nhận trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức Chứng nhận Halal nhưng chỉ có những thị trường Hồi giáo lớn mới có các tổ chức công nhận và Chứng nhận Halal  Uy tín và được các nước Hồi giáo chấp nhận. Tuy nhiên, mỗi thị trường Hồi giáo lại có những quy định riêng nên Doanh nghiệp xuất khẩu cần xác định thị trường và chọn Chương trình chứng nhận Halal  phù hợp.

Một số cơ quan công nhận uy tín trên thế giới có công bố danh sách các TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN HALAL ĐƯỢC CÔNG NHẬN:

 

1/ Cơ quan Công nhận Jakim của Malaysia. 

JAKIM HALAL MALAYSIA LOGO 3

 

Logo chứng nhận Halal của Jakim.

Truy cập ngay tại: 

http://www.halal.gov.my/v4/

 

2/Cơ quan công nhận bởi ESMA (UAE): 

ESMA (UAE) HALAL LOGO

Logo chứng nhận Halal của ESMA (UAE).

 

Truy cập ngay tại:

http://halal.ae/OpenData/HalalCertificationBodieswithESMA

 

3/Cơ quan công nhận MUI (Indonesia): 

HALAL MUI INDONESIA LOGO

 

Logo chứng nhận Halal của MUI.

Truy cập ngay tại:

https://www.halalmui.org/mui14/main/page/list-of-halal-certification-bodies

 

Mua thực phẩm Halal chất lượng tại Nguyên Hà Food

 

Với kinh nghiệm và uy tín trên 15 năm trong ngành phân phối thực phẩm, Nguyên Hà Food cam đoan lựa chọn những loại thực phẩm cực kỳ chất lượng đến quý khách trong đó có thực phẩm Halal – một trong những nguồn nguyên liệu nấu ăn đảm bảo dành cho mọi nhà. Một số sản phẩm có đánh dấu thực phẩm Halal tại Nguyên Hà Food như sau:

 

Thịt bò đạt tiêu chuẩn Halal | Halal beef

 

THIT BO UC HALAL NGUYEN HA FOOD - HALAL BEEF (2)

Thăn Ngoại Bò Úc Đông Lạnh Rum Jungle ~500g

CLICK MUA NGAY

 

 

THIT BO UC HALAL NGUYEN HA FOOD - HALAL BEEF (4)

Hamburger Bò Úc Ăn Cỏ Black Angus 150g

CLICK MUA NGAY

 

 

THIT BO UC HALAL NGUYEN HA FOOD - HALAL BEEF (1)

Hamburger Bò Úc Rum Jungle 150g

CLICK MUA NGAY

 

THIT BO UC HALAL NGUYEN HA FOOD - HALAL BEEF (3)

Thịt Bò Úc xay Rum Jungle 500g

CLICK MUA NGAY

 

 

Thịt cừu đạt tiêu chuẩn Halal | Halal lamb

 

THIT CUU UC HALAL - NGUYEN HA FOOD - HALAL LAMB (2)

Đùi Cừu Không Xương Đông Lạnh Hiệu Midfield 

CLICK MUA NGAY

 

 

THIT CUU UC HALAL - NGUYEN HA FOOD - HALAL LAMB (1)

Sườn Cốt Lếch Cừu Úc - Lamb Shortloin

CLICK MUA NGAY

 

 

Thịt gà đạt tiêu chuẩn Halal | Halal chicken

 

THIT GA MY HALAL NGUYEN HA FOOD - HALAL CHICKEN

Đùi Gà Tỏi Mỹ Đông Lạnh-Usa Chicken Leg - 15kg

CLICK MUA NGAY

 

 

 

Phô mai – Sữa Tươi – Kem – Bơ đạt tiêu chuẩn Halal | Halal cheese – milk – cream – butter 

 

PHO MAI MOZZARELLA MAESTRELLA HALAL - NGUYEN HA FOOD - HALAL CHEESE

Phô Mai Bào Sợi Mozzarella Maestrella Gói 2.5kg

CLICK MUA NGAY

 

 

BO MAN ANCHOR HALAL - NGUYEN HA FOOD - HALAL BUTTER

Bơ Mặn Anchor - Anchor Salted Butter New Zealand - Miếng 250g

CLICK MUA NGAY

 

 

KEM SUA RICHS HALAL NGUYEN HA FOOD - HALAL CREAM - HALAL MILK

 

Kem Béo Thực Vật Rich's-Rich's Non Dairy Creamer-Hộp 454 Gr

CLICK MUA NGAY

HOẶC

Kem Cô Đặc Rich's-Rich's Whip Topping Base-Hộp 907gr

CLICK MUA NGAY

 

 

Khoai Tây – Đậu – Bắp đạt tiêu chuẩn Halal | Halal French fried – beans – corns 

 

DAU HOA LAN GREAN PEA HALAL - HALAL BEANS

Đậu Hà Lan Green Pea Đông Lạnh (450 Gr/Gói)

CLICK MUA NGAY

 

 

SOT FIAMMA HALAL NGUYEN HA FOOD - HALAL SAUCE (1)

Đậu Sốt Cà Fiamma 400gram/Lon – 24 Lon/Thùng

CLICK MUA NGAY

 

 

Sốt nấu ăn đạt tiêu chuẩn Halal | Halal sauce

 

SOT TIEU DEN HALAL - NGUYEN HA FOOD - HALAL PEPPER SAUCE

Sốt Tiêu Đen Roza 290ml

CLICK MUA NGAY

 

 

SOT FIAMMA HALAL NGUYEN HA FOOD - HALAL SAUCE (2)

Cà Paste Fiamma 400gram/Lon (24 Lon/Thùng)

CLICK MUA NGAY

 

Và còn rất rất nhiều sản phẩm khác đạt chuẩn Halal đang được bày bán tại Nguyên Hà Food!

 

Để được tư vấn mua hàng quý khách liên hệ 0902.819.653 hoặc inbox fanpage Nguyên Hà Food hoặc Kingmeat nhé!

 

Tổng hợp: Tố Uyên (Nguyên Hà FoodKingmeat)

Nguồn: halal, traceverified, inkwoodresearch, baoquocte,

 

 

 

THAM GIA CÁC KÊNH CỘNG ĐỒNG CỦA NGUYÊN HÀ FOOD:

 

=> FANPAGE NGUYÊN HÀ FOOD / FANPAGE KINGMEAT.VN <=

 

=> CỘNG ĐỒNG SĂN KHUYẾN MÃI CÙNG NGUYÊN HÀ FOOD <=

 

=> GROUP BEST REVIEW ẨM THỰC & THỰC PHẨM <=

 

=> GROUP HỌC NẤU ĂN CÙNG NGUYÊN HÀ FOOD <=

 

NGUYÊN HÀ FOOD – NHÀ CUNG CẤP THỰC PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG

 

 

 

 

Bình luận

Scroll